Babycuatoi.vn - Thế Giới Đồ Chơi Cho Bé

Chơi với trẻ giúp trẻ thoải mái, tự tin

Thứ sáu, 11/04/2014 - 04:24

Việc chơi đùa với trẻ em, từ lứa tuổi sơ sinh cho đến khi bước vào tuổi thiếu niên, đã được minh chứng là một hoạt động mang tính giáo dục rất cao, không chỉ giúp cho trẻ phát triển về các kỹ năng vận động và giao tiếp, mà còn giúp cho trẻ thoải mái, vui vẻ và tự tin.

Ý tưởng

Tất cả trẻ em kể cả trẻ sơ sinh đều thích chơi đùa. Các trò chơi phù hợp với lứa tuổi sẽ làm cho trẻ phát triển các khả năng và tiếp thu các thông tin tốt. Nó giúp cho bộ não và cơ thể trẻ phát triển. Trò chơi tốt giúp cho trẻ và những người chăm sóc các em hiểu nhau nhiều hơn. Trẻ sơ sinh cần được khuyến khích tham gia các trò chơi từ khi mới chào đời . Thông qua trò chơi với các em, nói chuyện với chúng, trẻ sẽ phát triển khả năng vận động và giao tiếp tích cực. Điều đó cũng khuyến khích chúng sử dụng cơ thể cũng như trí óc của mình nhiều hơn .

 Vui chơi cùng với trẻ nhỏ

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ học hỏi qua vui chơi. Chúng cần được khuyến khích và được người khác chơi cùng từ khi mới sinh. Một đứa trẻ nếu không được chơi đùa và không được khuyến khích  chơi đùa sẽ không thể phát triển tốt. Một đứa trẻ nếu không được nghe người khác nói thì cũng sẽ không học nói. Cũng vậy, đối với những trẻ thiếu đi sự khuyến khích và vui chơi khi còn nhỏ sẽ có những ảnh hưởng không tốt cho sự phát triển về trí tuệ trong  cuộc sống sau này.

Là trẻ em luôn thích chơi đùa

Tất cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thích chơi đùa từ rất sớm. Trẻ sơ sinh thích nhìn các vật di động, chẳng hạn như bóng cây phản chiếu từ ánh mặt trời. Sau đó các em thích nắm lấy tóc hoặc các chuỗi hạt lóng lánh, hoặc một cái đĩa. Khi nằm trong nôi trẻ sẽ thử đưa tay ra nắm bắt, hoặc đưa mắt theo dõi sự chuyển động của các món đồ chơi trẻ em treo lủng lẳng trước mắt mình.

Khi các em có thể đi và chạy, các em cũng thích trốn, nhảy, và xoay vòng tròn. Ngay sau khi các em có thể hiểu và tập nói, các em thích chơi những trò chơi như trò đi tìm  “chiếc mũ của tôi ở đâu?” hoặc “tìm quả bóng”. Chúng ta có thể khuyến khích các em làm tất cả những thứ này và nhiều hơn nữa. Trẻ lớn cũng thích chơi với trẻ nhỏ, đặc biệt là khi thấy chúng có phản ứng đáp lại, hay bắt chước những hoạt động của các em lớn. Tuy nhiên, mỗi lứa tuổi thường có những trò chơi, đồ chơi trẻ em thích hợp với lứa tuổi của mình.

Tất nhiên việc vui chơi của trẻ em là đều tự nhiên và không phải lúc nào cũng cần lập kế hoạch trước, nhưng với những trò chơi mang tính giáo dục có định hướng,  chúng ta có thể giúp trẻ nhỏ làm được những việc mới và vui chơi được tốt hơn.

Tại sao phải là trò chơi tốt?

  • Trò chơi tốt làm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ lanh lợi hơn, sử dụng tất cả các bộ phận trí óc và cơ thể cùng lúc.
  • Trò chơi tốt hơn chủ yếu là dùng tiếng nói, ánh mắt và các cử động tay. Điều này giúp cho trẻ em và người lớn hiểu nhau và liên lạc với nhau được tốt hơn, những thứ sẽ hữu dụng sau này trong việc học tập ở nhà trường.

Trò chơi tốt giúp trẻ nhỏ:

  • Nhìn vào vật xung quanh chúng
  • Thử những động tác và hoạt động mới.
  • Thực hiện những thí nghiệm riêng với đôi tay, đôi mắt và tiếng nói của chính các em.

Bằng cách này, các em luôn luôn đạt được những kỹ năng mới, khám phá ra những điều mới cho chính mình và học cách:

  • Sử dụng tốt cơ thể của mình
  • Nói và dùng ngôn ngữ hay hơn
  • Suy nghĩ và sau đó giải quyết vấn đề
  • Vận dụng trí tưởng tượng của các em. Khi lớn lên, trò chơi cho trẻ học cách chia sẻ và phối hợp với người khác.

Những cách chơi khác nhau

Trẻ em cần vui chơi vì nhiều lý do. Chúng cần chơi theo nhiều kiểu khác nhau ở những độ tuổi khác nhau. Đôi khi, trẻ cần có đồ chơi để có thể chơi, nhưng thông thường thì môi trường và những người xung quanh chúng đem lại cho chúng đầy đủ sự khuyến khích mà chúng cần có. Điều quan trọng nhất là trẻ chơi như thế nào chứ không phải chơi bằng thứ gì.

Ghi nhớ: đôi khi chúng ta có thể định cách chơi cho trẻ và giúp chúng chơi tốt hơn, nhưng thường thì chúng sẽ tự tìm ra cách riêng của mình để chơi và việc chúng ta cần làm là khuyến khích chúng, chấp nhận hay tôn trọng những cách chơi của trẻ. Cần biết quan sát cách trẻ chơi để đánh giá được mức phát triển của trẻ. Muốn làm được điều này, chúng ta phải biết cách khuyến khích trẻ tự do bộc lộ và có sự hiểu biết về các cấp độ phát triển của trẻ.

Bé nào cũng có thể thấy thích thú và học được nhiều điều từ các trò chơi

Không chỉ có trẻ sơ sinh nhỏ là học được qua vui chơi. Cả trẻ lớn cũng có thể học hỏi thêm nhờ việc làm đồ chơi và taọ ra các đồ chơi cho chúng. Việc này có thể đòi hỏi phải có nhiều kỹ năng và trí tưởng tượng tốt và cũng có thể làm một công việc đầy hứng thú, đặc biệt là khi trẻ lớn cùng nhau lập kế hoạch và cùng thực hiện. Khi trẻ lớn và cha mẹ cùng chơi với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thì điều đó giúp cho gia đình trẻ nên gần gũi với nhau hơn.

Chơi với trẻ sơ sinh khi chúng tăng trưởng

Bộ óc trẻ cần được tăng trưởng và phát triển. Một con bê hay cừu được sinh ra với bộ não và tứ chi phát triển rất tốt, nên có thể đứng và đi theo mẹ nó vài giờ sau khi sinh.

Trẻ sơ sinh có bộ não lớn hơn rất nhiều nhưng nó lại không phát triển hoàn thiện ngay sau khi sinh. Nó tiếp tục phát triển, đặc biệt trong hai năm đầu của cuộc đời đứa trẻ. Sau thời kỳ này nó lại phát triển chậm hơn.

Trong hai năm đầu đứa trẻ cần thức ăn, tình yêu thương và khuyến khích để cho bộ não phát triển nhanh và mạnh với hết khả năng của nó. Nếu đứa trẻ không có đủ thức ăn, tình thương yêu và sự khuyến khích trong thời gian này, nó có thể ảnh hưởng tới cuộc đời trẻ sau này.

Tình thương là quan trọng nhưng chưa đủ

Mọi gia đình, dù ở bất cứ nơi đâu trên trái đất đều yêu thương và chăm sóc con em mình, nhưng nếu họ không vui chơi với trẻ khuyến khích trẻ thì sự phát triển của đứa trẻ sẽ bị thiếu hụt một thứ gì đó. Đây là lúc mà các trẻ lớn có thể đóng vai trò quan trọng của chúng. Chúng cần biết trẻ phát triển ra sao, giúp chúng bằng cách nào và chơi với chúng bằng các cách khác nhau ở các lứa tuổi khác nhau.

Người mẹ đến đầu tiên

Tình thương và sự an ủi cần phaỉ có trước khi vui chơi. Trong 3 tháng đầu đời đứa trẻ chỉ ăn và ngủ, gần gũi và ấm áp ngay cạnh mẹ nó, bà mẹ gần gũi với trẻ hàng ngày và đi ngủ cùng với bé ban đêm. Điều đó mang lại cảm xúc an toàn, sở hữu, đó là cơ sở cho toàn bộ sự phát triển trong tương lai dù là thể chất, quan hệ xã hội hay tình cảm.

Chơi với trẻ từ lứa tuổi sơ sinh đến 3 tháng tuổi

Trong thời kỳ này trẻ phát triển rất nhanh. Hãy ôm đứa trẻ, nói chuyện và hát cho bé nghe, xoa nhẹ lên má , bé sẽ quay lại phía bạn liền. Đặt ngón tay bạn vào bàn tay trẻ, bé sẽ nắm lấy ngón tay bạn. Sau 6 tuần tuổi nó có thể cười, nếu bạn giơ ra trước mặt bé một vật màu sáng như bông hoa hay cái thìa và đưa đi đưa lại, bé sẽ biết quay đầu và nhìn theo đồ vật đó.

Ghi nhớ: trẻ sơ sinh thích nghe thấy tiếng bạn nói. Hãy nói chuyện và hát cho trẻ nghe khi bé thức.Tiếp tục nói chuyện với bé khi nó lớn lên. Bạn cần cố gắng hỏi và trả lời những câu hỏi của chúng.

Chơi với trẻ từ lứa tuổi 3 tii 6 tháng tuổi

Lúc này đứa trẻ bắt đầu tỏ ra cho bạn thấy bé muốn bạn chơi với nó đến mức nào. Bé sẽ cười hoặc phát ra những âm thanh thể hiện sự vui buồn, và thường là nín khóc khi bạn khích lệ. Sau đây là một số việc mà các trẻ lớn có thể làm được.

Treo một dây đồ chơi trẻ em gồm những hình tròn cắt bằng bìa, trên đó có vẽ các bộ mặt hay là các hình nhiều màu sắc gần nôi trẻ nằm, nếu khó quá có thể làm các vật sáng màu chuyển động thay vào đó.

Treo một dây đồ chơi trẻ em gồm những hình tròn cắt bằng bìa, trên đó có vẽ các bộ mặt hay là các hình nhiều màu sắc gần nôi trẻ nằm, nếu khó quá có thể làm các vật sáng màu chuyển động thay vào đó.

  • Buộc hay treo những đồ vật như cái thìa gần nơi trẻ nằm để bé có thể với và nắm những vật đó.
  • Tạo lên tiếng động bằng cách gõ thìa vào ống hay vỗ tay để bé tìm xem tiếng động từ đâu phát ra.
  • Tìm hay lấy một vật trơn nhẫn và cho trẻ vật đó để nó cầm lấy, bạn thấy trẻ sẽ thả rơi vật đó khi bạn cho trẻ thêm một vật khác nữa.
  • Tìm một trò gì để trẻ cười và reo lên thích thú. Những âm thanh này của trẻ là những tiếng nói ban đầu của chúng. Khi bạn bế trẻ nói thêm cho chúng biết tên các đồ vật.
  • Nếu một trẻ lớn cõng em bé lên lưng thì một trẻ khác có thể chơi với bé.

Chơi với trẻ lứa tuổi từ 6 đến 9 tháng tuổi

  • Giúp trẻ ngồi dậy để chơi, nếu cần có thể đỡ cho trẻ ngồi. Nói chuyện với bé khi bạn chơi với bé. Gọi tên trẻ hay là hát một bài trong khi di chuyển tới các vị trí khác nhau quanh phòng xem bé biết quay đầu tìm bạn không.
  • Giấu mặt và bất ngờ ló ra nhìn vào mặt trẻ, đồng thời tạo ra một vài tiếng động để lôi kéo sự chú ý của trẻ.
  • Bắt đầu dạy bé uống nước bằng ca sạch.
  • Làm cho bé cái súc sắc  để  lắc hay cái thìa để gõ,treo một vài thứ đồ chơi trên một đoạn dây ở chỗ trẻ nằm để bé có thể với được đồ chơi.
  • Đưa cho trẻ 2 rồi 3 và 4 thứ đồ vật nhẫn, khuyến khích bé đưa lại cho bạn những đồ vật đó từ tay này sang tay kia.
  • Đưa cho bé một cục gỗ hay một cái ống bơ bé sẽ ném xuống sàn nhà một cách vui thú sau đó lại đi tìm lại những vật đó. Bé sẽ làm đi làm lại việc này nhiều lần.
  • Chơi những trò chơi với ngón tay và ngón chân của trẻ.

Chơi với trẻ từ 9 đến 12 tháng tuổi

  • Chơi các trò chơi để khuyến khích trẻ tập bò, đứng và đi, ví dụ bạn giả là một con thú mẹ và trẻ là thú con. Nắm lấy tay trẻ và dắt nó đi, giới thiệu cho bé biết các đồ vật và nói chuyện về các đồ vật đó.
  • Bảo trẻ hãy tới ôm lấy bạn, vỗ tay hoặc vẫy tay tạm biệt và tập các kỹ năng mà bé học được. Đưa cho bé một vật gì mà bé có thể dùng ngón tay cái và một ngón tay khác để cầm lấy được. Để ý xem, bây giờ trẻ thích ném vật đi chứ không chỉ làm rơi nó đâu. Làm một quả bóng mềm bằng cỏ hay bằng vải để ném.
  • Cho trẻ 2 thứ đồ chơi mà bạn có 2 thứ giống vậy, bạn đập 2 cái của bạn vào nhau, trẻ có bắt chước không?
  • Làm cho bé các con vật bằng đất sét  để bé cầm chơi. Dạy trẻ bắt chước các âm thanh của các con vật đó.
  • Cho trẻ một cái hộp và các đồ vật có kích cỡ khác nhau để cho trẻ lấy các đồ vật ra và xếp lại vaò hộp.
  • Dấu đồ chơi dưới tấm vải hay các cái cốc xem trẻ có tìm ra không?
  • Kể chuyện và hát các bài hát kèm theo động tác, hát các bài hát khi bạn đã đọc khi còn nhỏ.
  • Làm một con búp bê rồi kể chuyện về nó.

Chới với trẻ từ 12 đến 15 tháng tuổi

  • Khi trẻ có thể đi được hãy để nó chạy và nhào vào vòng tay để được ôm. Nhìn xem trẻ có biết lùi một vài bước không, chú ý để trẻ không bị vấp ngã, trẻ sẽ học cách leo và bước lên cầu thang, những khi trẻ đi xuống nó cần có sự giúp đỡ của bạn. Trước tiên trẻ có thể tự nó bước lùi xuống thang.
  • Làm đồ chơi có bánh xe, như là một cái thùng có bánh xe và tay cầm để trẻ có thể bám vào đó để đẩy đi.
  • Cho trẻ cục sáp để bé tập vẽ lên giấy. Vẽ trên cát ướt bằng que gậy hay bằng ngón tay bạn rồi giải thích cho trẻ biết.
  • Lăn quả bóng về phía trẻ rồi để nó lăn trở lại phía bạn.
  • Xếp chồng vật này lên vật kia xem trẻ có biết bắt chước không, để bé xếp hình bằng các cục gỗ hay là hòn gạch. Gói một cục gỗ trong tờ giấy xem nó có biết mở tờ giấy ra không.
  • Khuyến khích để trẻ tự ăn bằng thìa, nói chuyện với bé. Khích lệ trẻ tìm một vật gì, rồi đưa cho mẹ, bằng cách này để biết được mức độ hiểu biết của trẻ, nhắc cho bé nhớ tên các đồ vật xung quanh.

Xem nhiều bài viết khác với danh mục phát triển kỹ năng tại babycuatoi.vn:

Chia sẻ

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Đăng nhập hoặc Đăng ký ngay để đăng nhận xét!

Payment