Babycuatoi.vn - Thế Giới Đồ Chơi Cho Bé

Giúp bé vượt qua nỗi sợ hãi

Thứ năm, 10/04/2014 - 09:53

Có rất nhiều bé thường cảm thấy thiếu an toàn khi ra ngoài xã hội tiếp xúc với môi trường xung quanh, dần dần trong bé sẽ có cảm giác sợ hãi và ngại ra ngoài đường. Trẻ em thường chỉ cảm thấy an toàn trong sự bao bọc của người thân trong gia đình, trong các mối giao tiếp thân quen thuộc phạm vi gia đình. Ra khỏi sự bao bọc đó, cảm giác bất an sé tới nên bé thường có thái độ chống lại các giao tiếp bên ngoài phạm vi gia đình như đi bác sĩ, đi cắt tóc hoặc đi học …

Một trong những phương pháp giúp trẻ vượt qua nỗi sợ hãi, đó là dạy trẻ làm quen với những giao tiếp bên ngoài phạm vi gia đình theo những cách sau đây:

1. Cách thứ nhất: Chơi trò chơi cùng bé

Bạn có thể tạo ra các trò chơi để cùng chơi với bé. Trong các trò chơi này, bé sẽ đóng một vai chính, một nhân vật mà bé sẽ là khi tham gia vào các mối quan hệ giao tiếp bên ngoài. Trò chơi lặp đi, lặp lại nhiều lần sẻ trở thành kiểu giả mà thật, thật mà giả, và giúp bé quên đi sợ hãi khi tham gia trực tiếp vào các giao tiếp xã hội.

Đồ chơi nấu ăn cho bé gái

Cùng bé chơi đồ chơi nấu ăn 

Trong trò chơi này, bạn và bé sẽ luân phiên đổi vai, lúc đầu bạn đóng vai bác sĩ và bé đóng vai bệnh nhân, sau đó bạn đổi lại vai, bạn làm bệnh nhân và bé làm bác sĩ.

Bạn sử dụng bộ đồ chơi cho bé dụng cụ khám bệnh, khi bé làm bệnh nhân, bạn cho bé nằm xuống và sử dụng ống nghe khám bụng, khám tim cho bé, hoặc sử dụng dụng cụ khám tai, hay khám mắt cho bé.

Khi chơi, bạn nên hỏi bé những câu hỏi mà bạn biết là bác sĩ hay hỏi bé khi khám bệnh, nhưng bạn nên thêm vào đó sự hài hước bằng cách xưng hô “bác và tôi”

Trường hợp bé còn quá nhỏ, chưa biết “vào vai” để “diễn kịch” cùng bạn thì bạn có thể sử dụng búp bê hoặc thú bông. Bạn sẽ cho búp bê đóng vai bệnh nhân, vai bác sĩ do bạn và bé lần lượt đóng. Bé còn nhỏ chưa tự làm được thì bạn giúp bé cầm dụng cụ khám bệnh, bạn cầm tay bé để khám bệnh cho búp bê và bạn cũng hỏi-đáp cùng búp bê những câu mà bé thích nghe và dễ nhớ.

Cũng tương tự như trò chơi khám bệnh, bạn và bé chơi trò cắt tóc. Bạn  đặt bé ngồi và choàng khăn lên bé y chang như khi bé đi cắt tóc ở hiệu. Bạn hãy giúp bé có cảm giác như đang chơi trò chơi và những đồ dùng cắt tóc như kéo cũng chỉ là những đồ chơi dễ thương cho bé.

Bạn nên thực hiện đầy đủ các bước mà bác thợ cắt tóc thực hiện với bé và cũng nên pha trò cho bé vui. Chẳng hạn, khi bạn vào vai thợ cắt tóc, bạn dặn bé “bác ngồi yên không được ngọ nguậy để tôi cắt nhé”; trẻ em, rất hứng thú với các từ mới và nghe thú vị như từ “ngọ ngoạy” hay ”ngọ nguậy”, bé sẽ nhớ ngay từ này nên khi tới phiên bé vào vai thợ cắt tóc, bạn giả bộ lắc lắc đầu, bé sẽ lặp lại “ngồi yên không ngọ ngoạy”.

Nếu bạn và bé chơi các trò chơi này thường xuyên thì khi bé đi bác sĩ, đi cắt tóc, đi học …vv nỗi sợ hãi của bé vơi đi phần nào.

2. Cách thứ hai: Đi chơi cùng bé

Bé được đi ra ngoài nhiều thì bé càng bạo dạn. Có rất nhiều nơi để bạn cùng bé đi chơi, có thể chia ra một số sân chơi dựa trên những đặc điểm sau:

- Nhóm sân chơi không có đối tượng cùng chơi:

Thuộc nhóm sân chơi này gồm có thảo cầm viên, sân chơi rộng ở khu chung cư hoặc bãi biển (nếu nhà bạn ở gần biển).

Nhóm sân chơi này có đặc điểm: Không gian rộng, bé tha hồ chạy nhảy, không khí trong lành.

Khi bạn cùng bé chơi ở đây, bạn có thể cùng bé chơi ném bóng, ném viên sỏi xuống nước, chơi trốn tìm, chơi nhảy lò cò, hoặc đơn giản là  nói chuyện với bé về thiên nhiên, cỏ cây hoa lá….đồ chơi cho bé xung quanh dễ tìm và dễ chơi. Có thể bé sẽ không hiểu hết những điều bạn nói, nhưng không sao, mục đích của bạn là “trường kỳ kháng chiến”, qua màn độc thoại của bạn, bé sẽ ghi nhớ từ mới, và tùy vào tâm trạng của bé lúc bấy giờ mà bạn giúp bé học thêm từ mới.

- Nhóm sân chơi có đối tượng cùng chơi:

Thuộc nhóm sân chơi này gồm công viên, vườn bạch thú,… Ở đây có những khu trò chơi cho trẻ em như nhà bóng,  cầu trượt, câu cá, đu quay, đặc biệt là trong công viên Thủ Lệ (Hà Nội) còn có xiếc thú trình diễn liên tục trong ngày.

Bạn có thể cho bé  đi chơi ở đây mà không tốn nhiều tiền tiền như là bạn cùng bé tới công viên Thủ Lệ cho dê, nai, cừu ăn rau (rau do bạn mang từ nhà tới). Trẻ em yêu thích con vật và nếu bạn thu xếp được thời gian, bạn hãy đưa con tới vườn thú, bé vừa được xem các con thú, lại được tự tay cho thú ăn, hẳn bé  rất vui sướng.

Hoặc, bạn đưa con tới công viên Thống Nhất (Hà Nội), ở đây có một số trò chơi công cộng không thu tiền như cầu trượt, xích đu hoặc cho con bạn chơi cát.

- Nhóm sân chơi có chủ đề:

Thuộc nhóm sân chơi này là những khu vui chơi có tổ chức như bảo tàng dân tộc (thường tổ chức các trò chơi dân gian như kéo co, nhảy lò cò),  nhà văn hóa, rạp xiếc, rạp chiếu phim. Bạn có thể cho bé đi xem xiếc, đi xem phim hoạt hình ngoài rạp chiếu phim, thậm chí bạn có thể cho bé cùng đi mua sắm với bạn tại các trung tâm thương mại.

Tùy vào sức khỏe của bé mà bạn lựa chọn xem một bộ phim dài, hay ngắn; nhưng bạn nên cho bé tham gia vào các hoạt động này để giúp bé trở nên mạnh dạn hơn, không còn sợ hãi khi tham gia vào một đám đông và từ đó khả năng hòa nhập xã hội của bé cũng sẽ tốt hơn.

Babycuatoi.vn chúc bạn thành công.

Xem nhiều bài viết khác với danh mục phát triển kỹ năng tại babycuatoi.vn:

Chia sẻ

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Đăng nhập hoặc Đăng ký ngay để đăng nhận xét!

Payment